Kỹ năng lập nghiệp

Thế hệ Gen Z – Thế hệ của sự tự do, làm việc không gò bó 8 tiếng một ngày

Thế hệ Gen Z (tính là những người sinh sau năm 1996) sẽ chiếm gần 1/3 dân số trong độ tuổi lao động của Việt Nam.

 

Thế hệ Gen Z (tính là những người sinh sau năm 1996) sẽ chiếm gần 1/3 dân số trong độ tuổi lao động của Việt Nam.

 

Đây là thế hệ đầu tiên được xem là "người bản địa kỹ thuật số" bởi họ lớn lên trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của công nghệ.

 

Là một thế hệ đa nhiệm, công việc yêu thích của Gen Z so với thế hệ trước đang có sự chuyển dịch lớn từ nhóm ngành truyền thống sang những ngành liên quan mật thiết đến internet, mạng xã hội và thiết bị công nghệ cao.

 

Remote - làm việc từ xa trở thành xu thế

 

Các bạn trẻ ngày nay không phải nháo nhào đi xin việc nơi khác bởi họ có đích đến mới đó là làm đối tác của facebook. Nói một cách dễ hiểu là sáng tạo nội dung trên mạng xã hội. Thu nhập nhiều khi gấp 10 lần so với chiếc ghế trưởng phòng ngày 8 - 10 tiếng ở công ty.

 

Decision Lab - công ty nghiên cứu thị trường trực tuyến và đo lường truyền thông kỹ thuật số và Dreamplex đơn vị cung cấp một giải pháp văn phòng trọn gói đã thực hiện một nghiên cứu mở rộng để tìm kiếm câu trả lời về những điều mà gen Z mong muốn. Kết quả báo cáo cho thấy 69,8% số nhân viên thuộc thế hệ Gen Z tại Việt Nam mong muốn được làm việc kết hợp, giữa làm việc từ xa và tới văn phòng. Chỉ có 9% Gen Z ở Việt Nam hiện nay muốn làm cả tuần tại văn phòng.

 

Xét về mặt bối cảnh, 3 năm covid-19 giống như một cuộc “thử nghiệm công khai” về tính năng làm việc không văn phòng. Gen Z thích ứng tốt hơn bất kỳ thế hệ nào.

 

Xét về mặt tâm sinh lý lại càng phù hợp khi chính họ thích sự độc lập, tự chủ.

 

Ứng viên gen Z có ưu điểm họ thành thạo nhiều hơn một ngoại ngữ, được đào tạo bài bản và ham học hỏi - những yếu tố rất được lòng các nhà quản lý.

 

Điều mà nhiều quản lý phải "khóc thét" là "Gen Z thích trải nghiệm nhiều môi trường và chưa định hướng rõ ràng mình thích công việc như thế nào.

 

"Toxic"- không chấp nhận năng lượng độc hại trong công việc

 

Mức lương không còn là mối bận tâm hàng đầu của gen Z. Điều này khác với thế hệ X, Y luôn mong muốn thoát khỏi danh sách hộ nghèo và khao khát chiếc Iphone đời mới nên họ có thể cày "khô máu" để có tiền lương như mong muốn.

 

Thế hệ này muốn làm công việc mà mình thích, khiến mình cảm thấy thoải mái, nó tốt cho sức khỏe tinh thần.

 

Khác với Gen Y và X, gen Z ít hoặc không chấp nhận sự thỏa hiệp với những điều "không ưng ý". Họ dám lên tiếng không phải vì cái "tôi" mà vì không thích xách túi đi làm với nguồn năng lượng độc hại - "toxic".

 

Gen Z hiện chiếm 32% dân số toàn cầu và 11% lực lượng lao động. Theo tập đoàn Manpower Group, đến năm 2030 con số này sẽ đạt 30%. Họ mang đến thị trường lao động một tinh thần làm việc sáng tạo, năng động và dám thử thách bản thân ở những lĩnh vực mới.

 

Từ khóa “toxic” tức là độc hại được gen Z sử dụng cho một mối quan hệ hay môi trường làm việc mang lại năng lượng tiêu cực. Họ không chấp nhận bởi họ quan tâm đến đời sống tinh thần nhiều hơn các thế hệ gen X hay gen Y.

 

Năm 2025, để sẵn sàng đón nhận 1/3 lực lượng lao động là Gen Z cũng đòi hỏi các nhà quản lý phải thay đổi để thích ứng. Các nhà quản lý cần phải cởi mở hơn, không thể áp đặt một chiều với nhân sự.

 

0 0
Kỹ năng lập nghiệp

Bài viết nổi bật