Marketer chính hiệu

Starbucks - “Tay chơi” cà phê lớn nhất thế giới tại sao lại nhận thất bại tại Việt Nam?

Starbucks - Một trong những “tay chơi” cà phê lớn nhất hành tinh với hơn 30,000 chi nhánh trải khắp toàn cầu lại chỉ thiết lập được 46 chi nhánh tại Việt Nam. Các bạn có bao giờ thắc mắc về những con số này không?

 

Starbucks - Một trong những “tay chơi” cà phê lớn nhất hành tinh với hơn 30,000 chi nhánh trải khắp toàn cầu lại chỉ thiết lập được 46 chi nhánh tại Việt Nam. Các bạn có bao giờ thắc mắc về những con số này không?

 

Tại sao thương hiệu này thành công vang dội trên toàn thế giới nhưng lại nhận lấy sự thất bại ê chề trên mảnh đất hình chữ S? Với mình đây quả thực là 1 câu hỏi gây tò mò.

 

1. VIỆT NAM LÀ MỘT CƯỜNG QUỐC VỀ SẢN XUẤT CÀ PHÊ

 

Việt Nam là đất nước đứng thứ hai trên thế giới về sản xuất cà phê. Chính vì thế, những lợi ích mà cà phê mang lại đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

 

Các chủ cửa hàng không cần trả những chi phí đắt đỏ và trải qua những rắc rối của quá trình nhập khẩu cà phê. Bởi vì họ đã có sẵn nguồn cung cấp nguyên liệu chất lượng quanh năm và giá cả hợp lí.

 

2. THỰC ĐƠN KHÔNG PHÙ HỢP VỚI THỊ HIẾU CỦA NGƯỜI VIỆT

 

Thực đơn tại Việt Nam của Starbucks vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế, hầu như khách hàng chỉ có sự lựa chọn xoay quanh các loại flat white và latte thông thường. Thị trường cà phê truyền thống có nhu cầu rất lớn nhưng Starbucks chưa thể đáp ứng được.

 

Bên cạnh đó, việc không chịu điều chỉnh thực đơn để thu hút khách hàng cũng là một trong những nguyên nhân khiến Starbucks thất bại tại Việt Nam. Việc ôm khư khư cái thực đơn Mỹ đã không mang lại lợi nhuận cho thương hiệu này.

 

3. KHÁCH HÀNG VIỆT NAM KHÔNG GHÉ STARBUCKS CHỈ VÌ CÀ PHÊ

 

Giá một cốc cà phê trung bình tại một cửa hàng Starbucks cao hơn rất nhiều so với các quán cà phê địa phương. Điều này không phải là lý do ngăn cản khách hàng đến với Starbucks, tuy nhiên tần suất ghé vào của họ chắc chắn bị ảnh hưởng ít nhiều.

 

Đối với khách hàng là những người có công việc tốt và có khả năng chi trả cho những món cà phê đắt tiền thì họ sẽ ghé đến Starbucks thường xuyên. Bên cạnh đó, không gian của thương hiệu này đáp ứng được nhu cầu cần sự yên tĩnh, lịch sự. Nên sẽ không phù hợp với những người thích sự náo nhiệt.

 

Chính vì thế, đối với những người muốn tụ họp bạn bè để tán gẫu như mình thì Starbuck không phải là lựa chọn hoàn hảo.

 

4. KẾT LUẬN

 

Khi một loại sản phẩm nhận được nhiều sự kì vọng từ phía khách hàng, sự cạnh tranh sẽ trở nên rất tàn khốc. Cà phê cũng không ngoại lệ, bất cứ ai cũng có thể bán mặt hàng này và nếu như Starbucks vẫn tiếp tục không chịu thực hiện những thay đổi lớn trong thực đơn của mình, chẳng hạn như cho phép khách hàng lựa chọn giữa cà phê Arabica và Robusta, hoặc thêm một số danh mục địa phương vào thực đơn, thì doanh số sẽ rất khó phát triển tại thị trường Việt Nam.

 

Với những lí do phía trên có lẽ đã giải thích được phần nào lý do tại sao “ông trùm” cà phê này lại nhận lấy sự thất bại tại thị trường Việt Nam. Các bạn có thấy đúng không? Hãy để lại ý kiến của mình dưới phần bình luận nhé!

 

0 0
Marketer chính hiệu

Bài viết nổi bật