Quá trình 5 năm Xuất khẩu lao động, đổi lại được gì?
Cứ hễ ai đi nước ngoài thì sẽ được hàng xóm đồn là “con nhà này đi nước ngoài làm được nhiều tiền lắm, con nhà kia gửi tiền về nhiều lắm, nhà đó có đứa con đi nước ngoài mà giờ nhìn giàu lắm, chắc là đi nước ngoài làm tháng 4 5 chục triệu,..”. Còn rất nhiều lời đồn, lời bàn tán về bản thân người đó mà có lẽ ít người nào nghĩ là “chắc qua đó nó làm cực lắm, hay qua đó nhìn nó chín chắn hơn, nhìn con nhà kia đi Nhật về khôn ra hẳn,...”.
Thực tế thì so với ở quê nhà làm công nhân, hay đi làm thuê làm mướn, đi nước nguoài đương nhiên sẽ kiếm được nhiều tiền hơn, vì người ta cũng đã bỏ một số tiền lớn ra để đi. Số tiền này cũng giống như một khoản đầu tư. Tuy nhiên, mỗi cây, mỗi hoa, mỗi nhà, mỗi cảnh. Không phải ai đi nước ngoài là cũng có tiền gửi về, không phải ai đi cũng dư dã. Có những người đã phải bỏ mạng nơi đất khách quê người.
Câu chuyện về anh Việt - Một cựu thực tập sinh đã hoàn thành chương trình 5 năm - sẽ cho mọi người được cái nhìn rõ hơn về cuộc sống ở nước ngoài. Anh Việt là cựu thực tập sinh đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản, anh biết đến chương trình đi xuất khẩu lao động qua Trung tâm HR Labcoop, 1 trong những trung tâm xuất khẩu lao động lớn nhất miền Bắc với trụ sở tại Hà Nội. (Trung tâm HR Labcoop cũng chính là nơi anh quyết định khởi nghiệp với ấp ủ giúp đỡ các bạn có ý định đi Nhật sau khi quay trở về Việt Nam). Sau đó anh cũng xoay sở được số tiền khoảng 160 triệu để có thể đóng chi phí đi Nhật. Anh vào nhập học trung tâm HR Labcoop, được sự hỗ trợ của thầy cô trung tâm, sự giúp đỡ của lãnh đạo trung tâm, cộng với sự cố gắng của bản thân, anh hoàn thành chương trình học 6 tháng với tấm bằng N4 và bay qua Nhật Bản.
Thời gian đầu, anh Việt chia sẻ mới qua nên mọi thứ như mới, nhìn gì cũng lạ, từ đường xá, giao thông, nhà ở, đến phong cách sống, phong tục tập quán. Bên Nhật luật giao thông ngược với bên mình, tức là các loại phương tiện đi bên trái, còn người đi bộ đi bên phải. Anh Việt giải thích rằng làm như vậy để người đi bộ có thể thấy được các xe đang hướng về phía mình. Thực tế thì hầu như đường nào cũng có đường cho người đi bộ nên cũng an toàn. Về nghiệp đoàn họ cấp cho mỗi người một chiếc xe đạp để đi đi về về, vì xưởng làm việc không ở gần công ty.
Anh Việt đi qua theo diện Thực tập sinh với thêm 2 bạn đi cùng, vì là những Thực tập sinh đầu tiên của công ty nên mọi thứ rất khó khăn. Công ty anh làm việc là một công ty về linh kiện ở tỉnh Nagoya của Nhật Bản. Anh Việt tâm sự mình được đi đơn hàng này là may mắn, vì nếu đi phải đơn hàng xây dựng thì khổ hơn nhiều. Tuy nhiên cũng tùy ngành xây dựng gì nhé các bạn, chứ không phải cứ xây dựng là sẽ khổ đâu.
Vì không có ai chỉ bảo, nên lúc mới qua rất khó khăn, không biết mua đồ ăn đâu, không biết mua internet kiểu gì, rảnh cũng không biết đi đâu chơi. Nhưng được cái người công ty cũng nhiệt tình nên anh cũng đỡ đi phần nào. Sống lâu dần thì anh cũng bắt đầu quen với cuộc sống, nửa năm qua Nhật anh mới bắt đầu đi đây đi đó, chứ ban đầu vừa tiếc tiền, vừa mù tịt nên không đi đâu nhiều.
Anh Việt chia sẻ một điều thú vị rằng “lúc mới qua mua gì cũng tiếc, bên mình lon nước có 7k - 10k qua đó mua 20k - 30k xót đứt ruột”. Hay bất cứ thứ gì cũng thấy đắt hơn. Ở nhà không đời nào đi chợ, qua đây anh phải đi chọn từng bó rau, tính tiền rồi mới hiểu cảm giác đồng tiền mình làm đứt hơi mới có mà tiêu thì quá nhanh, từ đó mới biết quý trọng đồng tiền. Dần dần quen với cuộc sống, quen với giá trị đồng tiền nơi đây thì anh Việt mới bắt đầu sống thoáng hơn, biết đi đây đi đó tham quan học hỏi. Anh cũng hay lân la trên mạng vào các nhóm cộng đồng người Việt khu vực anh đang sống, và bắt đầu hỏi han kinh nghiệm đi tàu, địa điểm siêu thị giá rẻ, khu vui chơi. Anh được người ta chỉ nhiều cái hay ho mà nếu không tìm tòi chắc cả đời anh cũng không biết được.
“Người Việt sống tại Nhật Bản cực kỳ nhiều nên bạn không phải sợ cô đơn”, anh Việt nói. Anh bảo rằng đi đâu mà thấy ai ngơ ngơ là biết ngay người Việt, và người mình thì nhìn phát biết ngay. Từ đó bắt đầu những mối quan hệ mới được mở ra, những cuộc giao lưu, vui chơi, chia sẻ những cảm xúc.
Công việc ở đâu thì cũng vất vả cả. Nhưng người ngoại quốc có một điểm trở ngại là ngôn ngữ, mặc dù họ nói cố gắng để mình hiểu nhưng thời gian đầu cũng gặp rất nhiều khó khăn. Công việc ngày làm 8 đến 10 tiếng, đôi khi 12 tiếng. Anh chia sẻ, sáng 5h phải dậy để nấu ăn và đưa đi để trưa ăn, tranh thủ nghỉ ngơi chứ không quay về nhà. Đến 7h thì mấy anh em dắt xe ra và bắt đầu chạy lên công ty, đi mất khoảng 35 - 40 phút, vì công ty ở xa khu dân cư, đường hơi dốc nên chạy khá cực. 8h bắt đầu làm việc đến 12h, được nghỉ 15 phút. Chiều bắt đầu từ 1h đến 5h30, nghỉ thêm 15 phút, tổng là 8 tiếng. Sau đó nếu tăng ca thì làm đến 7h30 hoặc đến 10h đêm. Đôi khi việc gấp phải làm đến 12h đêm, về đến nhà anh nằm một cái là không dậy được luôn.
“Bình thường công việc đều đặn, có tăng ca thì lương cũng tạm tạm, tháng trừ đầu trừ đuôi gửi về nhà được 20 - 25 triệu. Còn mà không có tăng ca thì nhiều khi 3 tháng mới gửi về một lần, vì tháng được có 12-15 triệu chứ mấy”, anh Việt thở dài. Vậy mới nói cực khổ bao nhiêu không ai biết, chơi bời đăng ảnh một tý cả làng hay. Anh cũng tâm sự rằng thực tế vẫn có nhiều bạn qua làm kiếm tháng 30 -35 triệu hay 35- 40 triệu, nhưng kiếm được số tiền đó đổi lại lượng công việc như núi mà các bạn phải làm hàng ngày. Nếu tính ra, so với Việt Nam làm công nhân hoặc làm thuê tháng 10 - 15 triệu trừ hết các khoản còn 5 - 7 triệu, có khi xài hết không dư thì hướng đi nước ngoài vẫn là một lựa chọn hợp lý. Qua đây các bạn cố gắng cày từ 3 đến 5 năm, dư được khoảng 700 triệu đến 1,2 tỷ, với số tiền đó thì các bạn có thể khởi nghiệp vào bất cứ việc gì có khả năng.
Có những công ty hậu đãi tốt, hay thưởng cho nhân viên vào những dịp nhất định, dẫn đi ăn, đi du lịch, thậm chí cho về Việt Nam thăm nhà 1- 2 tuần. Với những bạn may mắn như vậy thì cuộc sống bên Nhật 3 năm giống như khoảng thời gian rất ngắn. Nhưng có những bạn bị công ty ghét bỏ, bắt ép làm việc thì đúng là địa ngục trần gian. Rào cản ngôn ngữ đã khiến nhiều điều tưởng như nhỏ bé trở nên lớn không kiểm soát được, dẫn đến một số hậu quả khó lường. Nhiều người đã bị đuổi việc vì lý do đó. Vì vậy anh Việt khuyên rằng “đối với những ai đang có ý định đi Nhật, đi nước ngoài hay đang học tiếng, hãy thật chăm chỉ. Ngôn ngữ chính là vũ khí của anh chị em mình lúc đi nước ngoài, mài cho ngôn ngữ thật sắc bén chính là mài vũ khí sắc bén, họ sẽ không bắt nạt được ta, ngược lại khiến họ sợ, họ nể”.
Có một đặc trưng của người Nhật mà anh Việt nhấn mạnh đó là họ rất sợ cấp trên, coi cấp trên như vua vậy á. Mỗi lần cấp trên mắng gì là im thin thít, và người Nhật rất nể những người có năng lực. Văn hóa đó thấm vào máu họ rồi, nên chỉ cần bạn có năng lực, bạn muốn gì cũng được, đương nhiên là bạn phải cho họ thấy được sự cố gắng và năng lực của bạn (năng lực đây là tiếng Nhật hoặc khía cạnh nào đó mà bạn giỏi).
5 năm rất là dài, nhưng ngoảnh lại nhìn thì chỉ như một cái chớp mắt, chúng ta cần tận dụng khoảng thời gian này để tôi rèn bản thân, học hỏi thật nhiều điều để sau khi về Việt Nam mình sẽ thích nghi nhanh và tiếp tục phát triển bản thân. Bản thân anh Việt đã tận dụng thời gian 5 năm, học hỏi liên tục, trao dồi tiếng Nhật, tạo ra thêm nhiều mối quan hệ lành mạnh. Để rồi khi về Việt Nam, không như bao người còn chưa biết nên đi hướng nào, anh Việt đã tiếp tục đam mê của mình, nhân duyên của mình với Nhật Bản. Anh đã đầu quân vào HR Labcoop, Trung tâm trước đây đã đưa anh đi Nhật. Nhưng giờ đây anh đã khác, trưởng thành hơn, giỏi dang hơn, tâm huyết hơn. Anh đã thực hiện điều anh ấp ủ bấy lâu là định hướng, giúp đỡ những bạn có ý định đi Nhật hay những bạn đang chuẩn bị bay qua Nhật. Với những nỗ lực của bản thân, anh đã leo lên chức vị cao trong Trung tâm HR Labcoop.
Nhưng không phải vì thế mà anh Việt quên đi sứ mệnh của mình, vẫn luôn sẵn sàng chia sẻ, tư vấn những kinh nghiệm quý giá mà anh đã trải qua cho các bạn học viên, cho các bạn lời khuyên về cuộc sống.
Dù điều gì xảy ra, thì cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn. Vì vậy chúng ta cần phải thay đổi, cần cố gắng và tiến lên để thay đổi cuộc sống của chính mình. Không chỉ có anh Việt mới làm được điều đó, tất cả chúng ta cũng có thể làm được, nếu chúng ta cố gắng. Anh Việt có thể là tấm gương để chúng ta nhìn và học hỏi, nhưng quan trọng nhất vẫn là ở quyết tâm mỗi người. Nếu các bạn có quan tâm hay hứng thú đến Nhật Bản thì có thể liên lạc với anh Việt.
Anh Trần Văn Việt - 039 320 2692