Giá của những chiếc đồng hồ xa xỉ tăng trung bình 20% mỗi năm kể từ giữa năm 2018, vượt xa hiệu suất của chỉ số S&P 500.
Thường được mệnh danh là “thị trường xám”, lĩnh vực đồng hồ xa xỉ thứ cấp đã được thúc đẩy mạnh mẽ trong những năm gần đây. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều bất ổn và nhiều nhà đầu tư truyền thống bắt đầu tìm kiếm các loại tài sản đặt cược khác ngoài cổ phiếu, việc đầu tư vào hàng xa xỉ, trong đó có đồng hồ cao cấp, ngày càng được chú ý.
Một dữ liệu từ các trung tâm nghiên cứu, chỉ số chứng khoán S&P 500 đạt lợi nhuận trung bình hàng năm là 8% trong quãng thời gian từ tháng 8/2018 đến tháng 1/2023, trong khi đó, các mẫu đồng hồ đã qua sử dụng từ các thương hiệu xa xỉ tăng trưởng với tốc độ hơn gấp đôi.
Trong cùng thời kỳ, giá của những đồng hồ từ các thương hiệu độc lập bao gồm FP Journe, H. Moser & Cie và De Bethune - một nhà sản xuất nhỏ của Thụy Sĩ, cũng đã tăng 15%.
Nhìn chung trong quãng thời gian dài, cổ phiếu vẫn là loại hình đầu tư vượt trội hơn so với đồng hồ.
Giá đồng hồ trên thị trường thứ cấp chỉ bắt đầu gia tăng nhanh chóng trong thời kỳ đại dịch, khi người tiêu dùng thuộc thế hệ "thiên niên kỷ" (millennial, hế hệ sinh từ 1981 đến 1996) và Thế hệ Z (sinh năm 1997-2012), rủng rỉnh tiền mặt nhưng phải ở nhà, bắt đầu sưu tập đồng hồ Thụy Sĩ. Sự tăng giảm của giá trị tiền điện tử cũng tương quan với giá đồng hồ đã qua sử dụng.
Tổng giá trị thị trường đồng hồ xa xỉ thứ cấp đã tăng lên 24 tỷ USD vào năm 2022, tương đương gần một nửa so với thị trường bán lẻ sơ cấp trị giá 55 tỷ USD. Theo nhiều ước tính, thị trường đồng hồ thứ cấp dự kiến sẽ tăng 9% giá trị lên 35 tỷ USD vào năm 2026.
LuxeConsult, một công ty tư vấn và phân tích độc lập của Thụy Sĩ, dự báo rằng doanh số bán đồng hồ xa xỉ đã qua sử dụng sẽ vượt qua thị trường bán lẻ sơ cấp vào năm 2033 với doanh thu tăng lên 85 tỷ USD.
Nhưng nói gì thì nói, sở thích sưu tập đồng hồ xa xỉ này chỉ phù hợp với anh em có tài chính rủng rỉnh hoặc giới nhà giàu mà thôi.